Cá Koi là một loài cá có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao vì nguồn gốc xuất xứ cũng như độ hiếm của chúng. Tuy vậy, một khi cá Koi bị bệnh thối đuôi, giá trị của cá ngay lập tức lao dốc. Cùng Koi Service tìm hiểu kỹ hơn về loại bệnh này thông qua bài viết dưới đây, các bạn nhé.
Bệnh thối đuôi ở cá Koi là gì?
Đúng như cái tên gọi của căn bệnh, bệnh thối đuôi ở cá Koi chỉ xuất hiện trên phần đuôi của cá. Cá Koi bị bệnh thối đuôi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Qua đó, đặc điểm chính của căn bệnh này là phần đuôi của cá bị thối rữa hay bắt đầu xuất hiện lớp chất nhầy màu trắng.
Cá Koi bị bệnh thối đuôi có gây nguy hiểm đến tính mạng không?
Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh tình của cá sẽ trở nặng. Điều này sẽ dẫn đến cá bị thối và mất dần phần đuôi. Tình trạng tệ hơn là cá Koi bị bệnh thối đuôi sẽ rất dễ bị tử vong.
Các biểu hiện cho thấy cá Koi bị bệnh thối đuôi
Biểu hiện rõ ràng nhất của căn bệnh này là phần đuôi của cá sẽ bị thối, rách nát và hao hụt dần. Trên đuôi xuất hiện lớp chất nhờn trắng, các phần xương đuôi hay xương vây bị ăn mòn. Ngoài ra, bạn có thể nhận biết bệnh qua một vài dấu hiệu khác dưới đây như:
- Cá di chuyển chậm chạp, lờ đờ và rất mệt mỏi.
- Cá sẽ chán ăn, bỏ ăn trong một khoảng thời gian dài.
- Có khả năng cạ nhiều vào thành hồ để bớt ngứa hoặc giảm thiểu sự đau đớn.
- Cá bơi không được nhanh nhẹn, linh hoạt, thẳng vì phần đuôi đã bị tổn thương.
Lưu ý: Trên đây là những biểu hiện ở giai đoạn đầu, một khi không phát hiện và để tình trạng đuôi cá bắt đầu bị thối thì sẽ rất khó để cứu chữa và đảm bảo tính mạng cho cá.
Các nguyên nhân làm cho cá Koi bị bệnh thối đuôi
Do nguồn nước không đảm bảo
Sự thay đổi đột ngột về môi trường sống sẽ làm cá Koi khó thích nghi, gây mất cân bằng sinh hoạt. Điều này làm cá bị stress và suy giảm sức khỏe một cách nhanh chóng. Lâu dần, cá sẽ bắt đầu mất khả năng miễn dịch và mắc các căn bệnh, một trong số đó là cá Koi bị bệnh thối đuôi.
Một số sự thay đổi về môi trường có thể kể đến như: Nồng độ oxy trong hồ không đều lúc cao lúc thấp, nồng độ pH thay đổi liên tục, nhiệt độ nước không phù hợp cho cá, nồng độ NH3 quá cao,…
Do sự tấn công của các loài động vật khác
Sự tấn công của các loài vật như chó, mèo,… cũng có thể là nguyên nhân làm cá Koi bị bệnh thối đuôi. Một khi chúng bị tấn công, phần đuôi có thể bị trầy xướt hư hại, lúc này cá sẽ rất dễ bị các loại vi khuẩn vi rút tấn công gây nên bệnh thối đuôi.
Ngoài ra, cá có thể tự làm đuôi bị thương khi bơi lội, chơi đùa trong hồ. Nếu gia chủ không quan sát kỹ thì lâu dần bệnh tình của cá sẽ tiến triển nặng hơn.
Do nguồn thức ăn kém chất lượng
Nếu không cung cấp đủ thức ăn hoặc cung cấp nguồn thức ăn không đảm bảo thì cá sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, từ đó mất sức đề kháng. Lúc này cá sẽ rất dễ bị nhiễm trùng dẫn đến tình trạng bị thối đuôi.
Các cách phòng tránh cá Koi bị bệnh thối đuôi
- Tạo cho cá một môi trường sống lý tưởng, sạch sẽ và đảm bảo chất lượng. Hệ thống lọc trong hồ tiên tiến, đảm bảo đúng kỹ thuật.
- Thay nguồn nước trong hồ theo định kỳ một lần từ một đến hai tuần.
- Cung cấp nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng và các chất dinh dưỡng cho cá. Không sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn hết hạn. Điều này có thể gây tổn thương cho sức đề kháng của cá.
- Cho cá ăn một lượng vừa đủ khi ăn, tránh tình trạng dư thừa hoặc quá no nê.
- Bảo vệ cá trước sự tấn công của loài vật khác bằng cách lắp đặt thêm lưới bảo vệ hồ.
Kết luận
Cá Koi bị bệnh thối đuôi là một trong những căn bệnh nghiêm trọng nhất khi nuôi cá Koi. Vậy nên gia chủ hãy có sự chuẩn bị phòng ngừa từ trước, trang bị đầy đủ các kiến thức để kịp thời xử lý khi bệnh có dấu hiệu xảy ra. Liên lạc với Koi Service nếu bạn đang cần bất kỳ sự hỗ trợ nào nhé.