Cá Koi bị bệnh tróc vảy là một hiện tượng không còn quá đỗi xa lạ với những gia chủ nuôi cá lâu năm. Do vậy, nếu không biết cách chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra tình trạng cực kỳ nguy hiểm cho cá. Cùng Koi Service tìm hiểu thêm về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này cũng như cách chữa trị hiệu quả qua bài viết dưới đây, bạn nhé.
Những biểu hiện của cá Koi bị bệnh tróc vảy
Gia chủ thường sẽ rất khó để phát hiện khi cá mắc căn bệnh này bởi vì các dấu hiệu ở giai đoạn đầu vô cùng mờ nhạt. Do đó, cần thiết phải theo dõi cá thường xuyên để phát hiện và chữa trị kịp thời.
Đến giai đoạn bắt đầu nghiêm trọng, cá sẽ búng mình hoặc treo mình trong nước, vây của chúng hoàn toàn khép lại. Cá Koi bị bệnh tróc vảy có dấu hiệu chán ăn, bỏ ăn và rất gầy gò, thậm chí còn không di chuyển.
Một khi bạn thấy những mảng trắng nhỏ bao phủ lấy khắp cơ thể cá thì có nghĩa là bệnh đã đến giai đoạn nghiêm trọng và rất nặng. Những đốm trắng này ban đầu có kích thước nhỏ, sau thì lớn dần và làm cho vảy của cá bị tróc ra, da bắt đầu bị ửng đỏ. Ở thời kỳ này, cá sẽ rất dễ bị các loài vi khuẩn, vi rút có mặt trong nước tấn công vì da của chúng đã nhiễm trùng.
Những nguyên nhân làm cá Koi bị bệnh tróc vảy
- Do cá đã nhiễm một loại nấm độc trong hồ, chúng là sinh vật đơn bào hay được gọi là Epistylis.
- Do sống trong môi trường không chất lượng, nguồn nước ô nhiễm, không được lọc sạch. Điều này đã tạo điều kiện cho các loài sinh vật phát triển và bắt đầu tấn công cá, lâu dần làm cá bị bệnh tróc vảy.
- Do mật độ cá quá dày khiến chúng có thể bị va đập, trầy xước khi di chuyển. Và một khi da cá bị tổn thưởng, chúng sẽ rất lâu lành và ngày càng có xu hướng lan rộng hơn.
- Do có động vật bên ngoài hù dọa, vờn cá khiến chúng sợ hãi và bỏ trốn. Điều này cũng là nguyên nhân làm vảy bị bong tróc ra.
Phương pháp điều trị cho cá Koi bị bệnh tróc vảy
Khi gia chủ phát hiện đàn cá của mình có dấu hiệu bị bệnh tróc vảy, cần nhanh chóng kiểm tra và xác định những chú cá nhiễm bệnh. Từ đó bắt đầu tách chúng ra để chăm sóc và chữa trị riêng, tránh việc lây lan cho những chú cá khác.
Các bước điều trị cho cá Koi bị bệnh tróc vảy
- Nếu có có dấu hiệu đã bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm, gia chủ có thể điều trị tại hồ bằng cách dùng keo ong bôi trực tiếp lên cơ thể cá.
- Tiếp đến, cho cá tắm nước muối theo tỉ lệ 100g/4,5 lít nước trong khoảng 10 phút, lặp đi lặp lại trong ba ngày sẽ giúp cá trở nên ổn định hơn.
- Chú ý thay nước và lọc nước trong hồ thường xuyên để tránh tình trạng vi khuẩn sinh sôi và tấn công cá. Điều này giúp hạn chế việc cá Koi bị bệnh tróc vảy.
Cách phòng tránh nhiễm bệnh cho cá Koi
- Cho cá ăn đủ liều lượng để không gặp phải tình trạng dư thừa thức ăn. Vớt ngay thức ăn thừa ra khỏi hồ, không để tích tụ lắng đọng làm ô nhiễm nguồn nước.
- Cung cấp cho cá nhiều loại thức ăn có hàm lượng prptein, chất béo cao. Chú ý phải có thêm vitamin A, E, D, C, K hoặc các loại tảo để giúp cá nâng cao sức đề kháng, tăng độ đẹp cho màu sắc và giảm thiểu bệnh tật.
- Cá Koi bị bệnh có thể là do việc cho ăn không đúng thời gian. Vậy nên, gia chủ phải lưu ý không cho cá ăn lúc 6 – 7 giờ sáng hay 7 – 8 giờ tối vì lúc này là lúc cá hấp thụ oxy trong hồ.
- Thường xuyên dọn vệ sinh và lọc nguồn nước trong hồ để đảm bảo chất lượng cho môi trường sống.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng ngừa và điều trị cho cá Koi bị bệnh tróc vảy. Koi Service hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn áp dụng để nuôi nấng và phòng tránh cho đàn cá nhà mình một cách tối ưu nhất. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn thắc mắc nào cần được giải đáp nhé.