Cá Koi được nhiều người ưa chuộng bởi chúng mang trong mình những giá trị tuyệt đẹp, một trong số đó là về màu sắc của chúng. Tuy vậy, có một loại bệnh tấn công trực tiếp vào những mảng màu này, làm cá Koi bị bệnh và mất đi vẻ đẹp đặc trưng vốn có, nó gọi là bệnh Hikui hay là bệnh cùi. Để hiểu rõ hơn về loại bệnh này, mời bạn cùng Koi Service tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Một số thông tin về bệnh cùi Hikui ở cá Koi
Bệnh cùi Hikui là một căn bệnh làm cho vùng da và các mảng màu đỏ của cá bị tổn thương. Theo đó, những dòng cá dễ mắc loại bệnh này là Kohaku, Sanke, Showa hay những chú cá mang trên mình nhiều sắc tố đỏ. Vậy nên, đối với những chú cá có ít màu đỏ trên thân như Ogon, Chagoi, Karasu dù có được nuôi chúng với cá bị bệnh thì khả năng mắc bệnh của chúng vẫn vô cùng thấp.
Khi cá bị bệnh, chúng sẽ rất khó để tử vong khi chỉ bị tổn tương da. Ngoài ra, cá có thể tự chữa lành cho cơ thể của mình, tuy vậy màu da của những nơi bị bệnh sẽ bị biến sắc. Đặc biệt, đây là căn bệnh có thể tái phát nhiều lần ở cá khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi thất thường.
Biểu hiện khi cá Koi bị bệnh cùi Hikui
Khi cá Koi bị bệnh, các miểu mô da của cá tăng sinh, đặc biệt hơn là trên những mảng màu chứa sắc tố đỏ. Tiếp đến, da của cá dày, bắt đầu xuất huyết và có hiện tượng bong tróc. Những vùng da bị tổn thưởng sẽ mất màu dẫn đến để lại sẹo, các sắc tố trên da bị thay đổi. Theo đó, những mảng màu đỏ có thể biến thành những mảng màu trắng, mảng màu trắng thì trở nên sạm và sẫm màu hơn. Vết thương của cá biểu hiện rất rõ và có thể tái phát định kỳ.
Cá Koi bị bệnh cùi Hikui chủ yếu là ở phần lưng và đầu của cá, các phần còn lại như bụng, vùng xung quanh bụng thì ít ảnh hưởng hơn. Các vùng da bị nhiễm bệnh sẽ nổi ban ửng đỏ và xuất huyết.
Nguyên nhân làm cá Koi bị bệnh cùi Hikui
Cá Koi bị bệnh cùi là do một loại ký sinh trùng, hay còn được gọi là “sâu ăn màu đỏ” gây ra. Ngoài ra, những tác nhân khác như các động vật nguyên sinh, vi rút, vi khuẩn hay nấm gây hại cũng có thể tấn công và làm cá Koi bị bệnh.
Một lý do phổ biến khác là môi trường sống của cá không chất lượng. Theo đó, hồ chứa quá nhiều chất độc, chất thải, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, hệ thống lọc không hoạt động tốt, nồng độ các hợp chất trong hồ không ở mức lý tưởng,…Tất cả đều có thể là nguyên nhân làm cá Koi bị đột biến nhiễm sắc thể di truyền, dẫn đến ung thư da và bệnh cùi Hikui.
Ngoài ra, thức ăn mà cá sử dụng không đạt chuẩn chất lượng, không đảm bảo nguồn gốc cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của cá. Điều này làm cho cá Koi có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
Cá Koi bị bệnh cùi có điều trị dứt điểm được không?
Cho đến hiện tại, các chuyên gia trong lĩnh vực cá Koi vẫn chưa tìm được cách điều trị dứt điểm cho cá Koi bị bệnh cùi. Bởi rằng những vết thương lở loét tại vùng da đã được chữa lành có nguy cơ tái phát và lặp đi lặp lại rất cao. Tuy vậy, dưới đây là cách điều trị để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này:
- Đầu tiên, gia chủ tiến hành dùng dao phẫu thuật đã được khử trùng sạch và loại bỏ đi vùng da tăng sinh của cá.
- Tiếp đến, dử dụng các loại thuốc như thuốc tím, thuốc khử trùng Povidone để ngâm và điều trị cho cá.
- Cuối cùng, ngâm cá vào thuốc kháng sinh Galatine từ 3 đến 5 ngày cho đến khi cá lành bệnh.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về chủ đề cá Koi bị bệnh cùi Hikui. Là một căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cá, vậy nên gia chủ hãy luôn quan sát, theo dõi cá thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng ở giai đoạn đầu. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc bệnh tình trở nên nghiêm trọng và tái phát. Liên hệ với Koi Service nếu bạn có vấn đề cần được hỗ trợ nhé.