https://koiservice.danangcity.info/

Cá Koi bị bệnh Epistylis nên xử lý như thế nào mới hiệu quả?

cá Koi bị bệnh

Vào một số thời điểm, nếu bạn nhận thấy dọc đường vảy của cá Koi bắt đầu xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng nhỏ như hạt gạo, đây là dấu hiệu cho thấy có thể cá Koi đã bị nhiễm Epistylis. Vậy Epistylis là gì, tại sao chúng lại làm cho cá Koi bị bệnh? Mời bạn cùng Koi Service tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.

Thông tin tổng quan về trùng loa kèn Epistylis

Gọi Epistylis là trùng loa kèn bởi đơn giản chúng có hình dạng trông rất giống hoa loa kèn hay hình quả chuông úp ngược. Đây là một loài động vật nguyên sinh ký sinh trên da cá Koi. Tuy vậy, chúng lại không hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong cơ thể cá mà chỉ cư ngụ và ăn vi khuẩn có mặt ở môi trường bên ngoài.

Epistylis sống ký sinh và cư ngụ trên da của cá, điều này vô tình tạo điều kiện cho cá Koi bị bệnh nhiễm trùng thứ cấp. Hậu quả là chúng bị lở loét, bong tróc vảy và xung huyết một cách nghiêm trọng.

Minh họa về trùng loa kèn Epistylis

Biểu hiện của những chú cá Koi bị bệnh Epistylis

Ở giai đoạn khi mới mới bắt đầu nhiễm bệnh, trên thân hình cá Koi, đặc biệt là những nơi gần đường biên cá xuất hiện các đốm trắng hình hạt gạo. Tiếp đến, chúng có thể lan sang những vùng lân cận khác. Những đốm hạt gạo này nếu gia chủ không nhìn kỹ thì cũng rất khó để phát hiện. Hơn nữa, dấu hiệu này lại còn giống với dấu hiệu của cá Koi bị bệnh lở loét.

Đến giai đoạn nghiêm trọng hơn, da cá Koi bị bệnh bắt đầu bị nổi mẩn đỏ và xung huyết. Ở những vị trí có đốm trắng xuất hiện, cá sẽ bị xù vảy, xung quanh khu vực đó bị xung huyết và vảy bị tróc toàn bộ. Hậu quả để lại tình trạng lở loét nặng cho cá.

Dọc đường biên của cá xuất hiện các đốm trắng nhỏ

Nếu môi trường sống của hồ cá bị ô nhiễm, các chất bẩn như bùn đất, thậm chí là sán hoặc rận cũng có thể bám vào các nơi lở loét của cá. Lúc này, cá Koi bị bệnh sẽ điên cuồng cọ xát cơ thể vào thành bể để đỡ ngứa. Ở giai đoạn cuối, cá sẽ dần bỏ ăn và ngoi lên gần hơn ở mặt nước để lấy không khí.

Nên điều trị như thế nào cho cá Koi bị bệnh Epistylis?

Đối với căn bệnh này, gia chủ có thể sử dụng rất nhiều phương pháp để điều trị cho cá Koi bị bệnh. Hoặc là điều trị ký sinh trùng, hoặc cũng đơn giản bằng cách cho cá tắm muối.

Đối với phương pháp cho cá Koi tắm muối, gia chủ có thể sử dụng với liều lượng 100gam/4,5 lít nước. Thời gian để tắm là khoảng 10 phút, bạn thực hiện liên tục trong vòng 3 ngày liên tiếp.

Khi điều trị cho cá Koi bằng các phương pháp ở trên mà bệnh tình không có chuyển biến, lúc này khả năng cao cá Koi đã bị nhiễm trùng thứ cấp. Vào lúc này, gia chủ nên bôi Malachite xanh hay keo ong trực tiếp lên vết thương của cá để điều trị.

Phòng ngừa cho cá Koi bị bệnh Epistylis

  • Việc cho cá Koi được sinh sống và phát triển ở một môi trường chất lượng sẽ góp phần giảm thiểu rất nhiều bệnh tật cho cá. Theo đó, các loại vi khuẩn, vi rút hay trùng loa kèn Epistylis sẽ không có cơ hội sinh sôi nảy nở, phát triển và tấn công làm cá Koi bị bệnh.
  • Ngoài ra, các thông số trong hồ như nhiệt độ, nồng độ pH, NH3, lượng khí oxy phải luôn đảm bảo ổn định.
Phải cung cấp cho cá một nguồn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Nguồn thức ăn đầy chất dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng giúp cá Koi hạn chế nhiễm bệnh. Bởi rằng cá có sức đề kháng tốt thì cơ hội xâm nhập của các vi rút, vi khuẩn có hại cực kỳ mong manh.

Kết luận

Cá Koi bị bệnh Epistylis chữa trị cũng khá dễ dàng, không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Tuy vậy, một khi không phát hiện sớm, nếu tình trạng cá đã chuyển biến nặng thì cơ hội để cá được sống là vô cùng ít ỏi. Do đó, gia chủ hay có sự phòng ngừa và chuẩn bị từ trước để hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra nhé. Koi Service chúc bạn thật vui khỏe trên hành trình nuôi nấng và chăm sóc đàn cá thân yêu của mình.