https://koiservice.danangcity.info/

Cá Koi bị bệnh sán dây có dấu hiệu như thế nào?

cá Koi bị bệnh

Cá Koi bị bệnh sán dây, đặc biệt là cá Koi con sẽ gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. Bởi rằng loại bệnh này có thể làm tắc hoàn toàn phần ruột và làm mất hết chất dinh dưỡng của cá. Vậy dấu hiệu để nhận biết cá Koi bị bệnh sán dây ra sao, cách phòng ngừa và xử lý như thế nào. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng Koi Service nhé.

Thông tin tổng quan về loài sán dây làm cho cá Koi bị bệnh

Sán dây gây bệnh cho cho cá Koi thật ra có rất nhiều loại, tuy nhiên chủng loại chính làm cá Koi bị bệnh nhiều nhất có tên là Bothriocephalus acheilognathi. Đây được xem là một loài giun ký sinh trong ruột cá, đạt kích thước lên đến 23cm ở giai đoạn trưởng thành.

Để ký sinh trong ruột cá và gây bệnh, loài giun sán sẽ phải trải qua một vòng đời rất phức tạp. Đầu tiên, những chú cá Koi bị bệnh sán dây sẽ thải phân có chứa trứng của giun sán vào nguồn nước. Sau đó, giun sán sẽ biến thành các ấu trùng tự do và bơi trong nước.

Quá trình sinh trưởng và phát triển của sán dây

Ở giai đoạn tiếp theo, chúng sẽ tìm vật chủ để ký sinh, nó có thể là động vật giáp xác, động vật chân đốt,…Một khi cá Koi ăn phải loại giáp xác hay động vật chân đốt có nhiễm Bothriocephalus acheilognathi, cá Koi sẽ bị bệnh sán dây.

Các biểu hiện của cá Koi bị bệnh nhiễm sán dây

  • Cá Koi bị phình bụng, bụng chướng lên. Bạn có thể cảm nhận rất rõ cá ăn rất nhiều nhưng cơ thể lại gầy gò, ốm yếu.
  • Khi cá đến giai đoạn nghiêm trọng, các đoạn sán dây có thể được nhìn thấy rõ vì chúng bị nhô ra khỏi lỗ hậu môn của cá.
  • Cá ăn rất nhiều nhưng lại không khỏe khoắn, cơ thể gầy gò ốm yếu và di chuyển chậm chạp.

Làm thế nào để phòng ngừa cho cá Koi bị bệnh nhiễm sán dây?

Đầu tiên, gia chủ hạn chế tối đa việc cho cá Koi sử dụng các loại thức ăn sống, bởi đây là một trong những loại thức ăn chứa nhiều động vật chân đốt nhiễm sán dây Bothriocephalus acheilognathi. Ngoài ra, bạn cần phải tạo cho cá Koi một môi trường sống thật ổn định và chất lượng, điều này hạn chế làm cho cá Koi bị bệnh, đặc biệt là nhiễm sán.

Để hạn chế sự sinh sôi và nảy nở của giun sán, gia chủ cũng nên xây dựng hệ thống lọc đảm bảo kỹ thuật để lọc sạch nguồn nước trong hồ. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tẩy giun sán định kỳ cho hồ cá nhà bạn, phương pháp này giúp giảm thiểu vấn đề cá Koi bị bệnh rất cao.

Cuối cùng, Koi Service gửi đến bạn một loại thuốc đặc trị, điều trị rất hiệu quả cho cá Koi bị bệnh nhiễm sán dây là Praziquantel. Khi sử dụng, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia nhé.

Hình minh họa thuốc đặc trị Praziquantel

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về chủ đề cá Koi bị bệnh nhiễm sán dây. Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu bạn phát hiện và biết cách xử lý kịp thời thì tình trạng bệnh cũng sẽ được giảm thiểu rất nhanh chóng. Qua đó, nếu bạn đang còn thắc mắc hoặc gặp vấn đề, hãy nhanh chóng liên lạc với Koi Service để chúng tôi có thể giúp đỡ bạn nhé.