https://koiservice.danangcity.info/

Cá Koi bị bệnh lở miệng có gây lây lan trong hồ không?

cá Koi bị bệnh

Như bạn đã biết, việc môi trường sinh sống của cá Koi kém chất lượng có thể làm cho cá mắc rất nhiều bệnh tật, một trong số đó có thể kể đến là việc cá Koi bị bệnh lở miệng. Vậy biểu hiện của căn bệnh này là gì, cách điều trị như thế nào? Cùng Koi Service tìm hiểu thông qua bài viết cụ thể dưới đây, bạn nhé.

Nguyên nhân làm cá Koi bị bệnh lở miệng

  • Chất lượng môi trường sống kém, hệ thống lọc không hoạt động đúng kỹ thuật làm ô nhiễm nguồn nước.
  • Không cách ly cá Koi mới mua mang mầm bệnh trước khi thả vào hồ cá đang nuôi. Điều này có thể lây lan nguồn bệnh và làm những chú cá Koi bị bệnh lở miệng.
  • Mật độ cá quá dày làm chúng bị xây xát trong quá trình di chuyển, tạo nên các vết trầy xước và vết thương hở. Qua đó, vi khuẩn dễ dàng tấn công.
  • Nhiệt độ nước trong hồ không ở mức lý tưởng, nồng độ pH quá thấp hoặc quá cao, NH3 quá cao,…

Biểu hiện cho thấy cá Koi bị bệnh lở miệng

  • Cá sẽ chán ăn hoặc thậm chí bỏ ăn.
  • Dáng bơi không còn linh hoạt và uyển chuyển như xưa. Khi bởi thường nhô phần miệng bị lở loét lên khỏi mặt nước.
  • Cá Koi bị bệnh càng nặng thì miệng sẽ càng bị lở nhiều, vết lở còn xuất hiện các đốm đỏ nặng, lâu dần có thể hoại tử.

Chú ý: Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý thì những chú cá Koi bị bệnh lở miệng không chỉ tử vong mà chúng còn gây lây lan đến các chú cá khác trong hồ. Đây là một trong những nguyên nhân làm cá Koi chết hàng loạt thường thấy.

Làm thế nào để chữa trị cho cá Koi bị bệnh lở miệng?

Đầu tiên, việc bạn cần làm là vệ sinh và tẩy rửa hồ để loại bỏ các vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng có hại đang cư ngụ trong hồ. Điều này đảm bảo việc cá sẽ không bị các loại vi khuẩn có hại tấn công. Tiếp đến, để điều trị cho cá Koi bị bệnh lở miệng, gia chủ có thể tham khảo những bước dưới đây:

  • Bước 1: Tách những chú cá bị bệnh ra một nơi riêng để dễ dàng điều trị và ngăn chặn việc lây lan bệnh.
  • Bước 2: Thoa trực tiếp thuốc Metylen lên vết lở của cá.
  • Bước 3: Tiếp đến, thoa thêm kháng sinh Tetracycline lên vết lở.
Hình minh họa thuốc kháng sinh Tetracycline
  • Bước 4: Lặp lại quy trình trên liên tục từ 5 đến 7 ngày khi vết lở lành lại hoàn toàn mới được thả cá về lại hồ nuôi.

Cách phòng ngừa để cá Koi không bị lở miệng

  • Đảm bảo cá được sống và sinh hoạt, phát triển trong một môi trường lý tưởng với nguồn nước sạch, lượng oxy dồi dào.
  • Không nuôi cá với mật độ quá dày so với kích thước hồ cá hiện tại. Vì điều này có thể làm cho cá bị stress, ngột ngạt, căng thẳng dẫn đến sức đề kháng giảm và hệ miễn dịch suy yếu.
  • Cho cá sử dụng các loại thức ăn đảm bảo chất lượng cao, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cá hấp thụ.
Cho cá sử dụng nguồn thức ăn chất lượng để nâng cao sức đề kháng
  • Chọn mua cá Koi Nhật thuần chủng ở đơn vị uy tín, có nguồn gốc xuất xứ cũng như giấy tờ sức khỏe của cá minh bạch, rõ ràng.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề cá Koi bị bệnh lở miệng. Koi Service hy vọng những chia sẻ ở trên có thể giúp gia chủ phần nào xử lý được những tình huống xảy ra ở hồ cá nhà mình. Qua đó, nếu bạn còn gặp bất kỳ vấn đề khó khăn nào, hãy liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời nhé.