https://koiservice.danangcity.info/

Cá Koi bị bệnh phình bụng – Làm thế nào để phòng ngừa?

cá Koi bị bệnh

Nếu cá Koi không được sống trong một môi trường chất lượng và an toàn, sức đề kháng của chúng sẽ suy giảm dẫn đến hệ miễn dịch kém. Lúc này, cá sẽ dễ mắc bệnh tật, một trong số đó có thể kể đến là bệnh phình bụng. Vậy cách điều trị là gì, biểu hiện của cá Koi bị bệnh phình bụng là như thế nào? Mời bạn cùng Koi Service tìm hiểu kỹ thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân nào làm cá Koi bị bệnh phình bụng?

  • Do môi trường sống không đảm bảo, chất lượng nguồn nước kém, hệ thống lọc nước không đạt chuẩn quy trình kỹ thuật.
  • Do hàm lượng NH3 vượt ngưỡng cho phép, nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp.
  • Do cá bị stress, căng thẳng trong lúc vận chuyển.
  • Do mật độ cá trong hồ quá dày.
  • Do nhiệt độ nước đột ngột thay đổi hoặc không đạt chuẩn lý tưởng làm cho cá bị sốc nhiệt.
  • Do không cung cấp được nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng cao.

Cá Koi bị bệnh phình bụng cũng có thể là vi khuẩn Mycobacteriosis gây nên. Tuy vậy, các trường hợp này khá hiếm xảy ra vì chúng đa phần chỉ tác động được đến những chú cá có hệ miễn dịch vô cùng yếu kém.

Các biểu hiện của cá Koi bị bệnh phình bụng

Cá Koi bị bệnh phình bụng có phần bụng phình to
  • Phần bụng của cá phình to, có hình tròn hoặc như một quả bóng bầu dục.
  • Vảy cá nhô ra giống hình nón thông, bằng mắt thường có thể dễ dàng quan sát được.

Bệnh phình bụng ở cá Koi là một loại bệnh khá phố biển, chữa trị dứt điểm cũng khá dễ dàng. Tuy vậy, trường hợp phát hiện quá muộn sẽ có thể gây tử vong ở cá.

Cách điều trị cho cá Koi bị bệnh phình bụng

  • Bước 1: Gia chủ tiến hành cách ly những chú cá Koi bị bệnh phình bụng sang một bể riêng để không lây bệnh qua những chú cá khác trong hồ.
  • Bước 2: Tiến hành dùng muối Epsom để tắm cho cá. Hỗn hợp này có liều lượng gồm 2 thìa muối hòa với 5 lít nước. Ngâm cá khoảng từ 30 – 45 phút mỗi ngày.
  • Thay dần dần 50% lượng nước trong hồ cá mỗi ngày. Tiếp đến phải xem xét xem những chúc cá còn lại trong hồ có dấu hiệu mắc bệnh không để kịp thời xử lý.
  • Bước 4: Lặp lại quy trình cho cá tắm nước muối trong vòng 1 tuần. Nếu thấy bệnh cá không giảm thì phải dùng đến kháng sinh. Theo đó, gia chủ mua thuốc KanaPlex trộn vào thức ăn cho cá sử dụng hằng ngày. Đảm bảo rằng bệnh tình sẽ có phần suy giảm.
Hình minh họa thuốc KanaPlex

Cách phòng ngừa cá Koi bị bệnh phình bụng

  • Vệ sinh môi trường sống của cá thường xuyên.
  • Xây dựng hệ thống lọc nước đúng kỹ thuật, thay 30% lượng nước mới trong hồ mỗi tuần.
  • Không nuôi cá với mật độ quá dày đặc so với kích thước của hồ.
  • Cho cá ăn thức ăn đảm bảo đúng chất lượng, nguồn gốc và nhu cầu của cá có thể tránh được việc cá Koi bị bệnh phình bụng.
Cho cá Koi sử dụng nguồn thức ăn uy tín và đạt chuẩn
  • Không cho cá ăn nhiều lần trong ngày, không cho ăn quá no.
  • Nhiệt độ nước trong hồ luôn ở mức ổn định từ 27 – 32 độ C.
  • Thiết kế lưới an toàn cho cá, tránh tình trạng cá căng thẳng, sợ hãi, stress vì các tác động của động vật bên ngoài như chó, mèo,…

Kết luận

Là một căn bệnh thường gặp nhưng nếu không để ý và phát hiện kịp thời thì bệnh phình bụng của cá Koi cũng có thể gây nguy hiểm lớn cho cá. Vậy nên, gia chủ hãy luôn quan tâm, theo dõi và chăm sóc cá thường xuyên để xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Và nếu bạn còn thắc mắc gì về chủ đề cá Koi bị bệnh phình bụng, hãy liên lạc với Koi Service để được giải đáp kịp thời nhé.