Cá Koi bị bệnh nhiễm khuẩn ăn vây và lở loét là một trong những căn bệnh ám ảnh và gây đau đầu nhất đối với các gia chủ nuôi cá Koi. Qua đó, để tìm hiểu kỹ hơn loại bệnh này, về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Koi Service.
Các biểu hiện của cá Koi bị bệnh nhiễm khuẩn ăn vây và lở loét
- Cá liên tục cọ xát thân hình vào thành hồ, bể để đỡ ngứa. Hơn nữa chúng có phần nhút nhát và trốn tránh.
- Hoa văn, màu sắc trên thân bị xỉn màu, có thể nổi mẩn đỏ.
- Trên cơ thể liên tục xuất hiện các vết thương do va chạm, nhiễm khuẩn. Lâu dần sẽ bị nhiễm trùng và gây lở loét, chảy máu trên da.
- Các mép vây của cá bị thối rữa hoặc nứt ra, quanh gốc vây bị viêm, biến đổi màu, tệ hơn là vây cá bị gãy hoàn toàn.
Nguyên nhân làm cá Koi bị bệnh nhiễm khuẩn ăn vây và lở loét
Đây là căn bệnh do các loài vi khuẩn gây ra, mà nhiều nhất trong số đó là vi khuẩn Aeromonas và vi khuẩn Pseudomonas. Theo đó, các loài vi khuẩn này tấn công cá, gây ra các vết thương trên cơ thể cá. Một thời gian sau chúng sẽ bắt đầu lây lan và làm cho cá bị nhiễm nấm ở mọi nơi trên cơ thể. Riêng vây bị thối có thể là do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm.
Nguyên nhân phổ biến nhất của việc cá Koi bị bệnh nhiễm khuẩn ăn vây và lở loét là do môi trường sống không đảm bảo chất lượng, nguồn nước trong hồ ô nhiễm, điều kiện sống của cá yếu kém. Một số có thể kể đến như:
- Nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp, NH3 quá cao, nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Cá bị căng thẳng, lo âu, stress.
- Bị ký sinh trình đeo bám đã lâu mà gia chủ không phát hiện để điều trị.
- Không cung cấp cho cá nguồn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này đã làm cho hệ miễn dịch của cá bị thay đổi, từ đó dễ mắc bệnh.
Cách điều trị cho cá Koi bị bệnh nhiễm khuẩn ăn vây và lở loét
Đầu tiên, hãy tiến hành cách ly những chú cá bị bệnh nhiễm khuẩn ăn vây và lở loét ra một nơi riêng để dễ dàng điều trị và không lây bệnh cho những chú cá khác trong hồ.
Nếu cá bị nhẹ
Vớt cá lên và nhẹ nhàng cạo sạch phần loét của cá. Tiếp đến bôi thuốc tím hoặc Povidine lên vùng loét để sát trùng. Lặp lại liên tục mỗi ngày một lần cho đến khi cá lên da non, vết thương liền hẳn và hết tình trạng lở loét.
Nếu cá bị nặng
Sử dụng thuốc kháng sinh mạnh vì lúc này việc ngâm hoặc tắm cho cá trong thuốc tím không còn tác dụng. Qua đó, gia chủ hãy dùng thuốc Melafix với liều lượng 5ml trên 190 lít nước và cho cá tắm. Lặp lại liên tục trong 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Cách phòng ngừa cho cá Koi bị bệnh nhiễm khuẩn ăn vây và lở loét
- Xây dựng hệ thống hồ lọc đạt đúng kỹ thuật, nguồn nước luôn sạch sẽ và dồi dào oxy.
- Nồng độ pH ở mức lý tưởng, NH3 không cao, nhiệt độ hồ phù hợp.
- Thường xuyện vệ sinh và dọn dẹp hồ cá định kỳ.
- Thêm các men vi sinh có lợi vào hồ để tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tốt phát triển.
- Cách ly những chú cá Koi mới mua về ở một nơi riêng trước khi thả vào hồ để đảm bảo an toàn. Chú ý quá trình vận chuyển phải đúng quy cách, tuyệt đối không được làm cho cá căng thẳng. Điều nãy sẽ giảm thiểu việc cá Koi bị bệnh nhiễm khuẩn ăn vây và lở loét.
- Cho cá sử dụng nguồn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ chống được việc cá Koi bị bệnh nhiễm khuẩn ăn vây và lở loét. Chú ý không cho cá ăn quá no, vớt ngay thức ăn thừa ra khỏi hồ trách tích tụ gây ô nhiễm.
Kết luận
Bài viết trên Koi Service đã hướng dẫn bạn việc điều trị, phòng ngừa cho cá Koi bị bệnh nhiễm khuẩn ăn vây và lở loét. Hy vọng bạn đã có được cho mình những thông tin cần thiết, áp dụng để nuôi dưỡng và chăm sóc đàn cá nhà mình một cách tốt nhất.