Sán là đơn chủ là một trong những căn bệnh nguy hiểm, phổ biến và gặp nhiều ở các loài cá cảnh, đặc biệt là cá Koi. Theo đó, căn bệnh này có thể làm cho cá Koi bị bệnh suy nhược trầm trọng dẫn đến gầy gò, ốm yếu, hậu quả lớn nhất là tử vong. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn các thông tin cần thiết về loài ký sinh này, mời bạn cùng Koi Service tham khảo nhé.
Một số thông tin tổng quan về bệnh sán lá đơn chủ ở cá Koi
Theo số liệu thông kê từ các nhà nghiên cứu trong lịch vực cá cảnh, cá Koi bị bệnh sán lá đơn chủ là bắt nguồn từ sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và 18 móc Gyrodactylus. Chúng ký sinh ngay trên da và mang của cá, dùng móc để bám vào cơ thể cá. Tiếp đến, tiết ra chất men hialuronidaza để phá hoại các tế bào tổ chức có trong cá. Lúc này, mang và da cá Koi sẽ bắt đầu tiết ra rất nhiều dịch nhờn. Điều này đã ảnh hướng lớn đến quá trình hô hấp của cá Koi.
Biểu hiện của những chú cá Koi bị bệnh sán lá đơn chủ
- Khả năng bơi lội của cá Koi bị bệnh giảm dần, không còn được linh hoạt và nhanh nhẹn như xưa.
- Thân hình cá bị sưng, có dấu hiệu phù nề và có hiện tượng nổi đầu.
- Sức đề kháng của những chú cá Koi bị bệnh sán lá đơn chủ suy giảm một cách trầm trọng dẫn đến việc cơ thể gầy gò và yếu ớt.
- Có những chú cá nổi lên mặt nước để đớp không khí nhưng cũng có những chú cá nằm im ở dưới ao. Khi bơi, chúng có thể bị chúi đầu hoặc phải bơi ngửa bụng.
Điều trị như thế nào cho cá Koi bị bệnh nhiễm sán?
Với căn bệnh nguy hiểm này, Koi Service khuyên gia chủ nên sử dụng các loại thuốc có thành phần chính chứa nhiều Praziquantel, đặc biệt phải là thuốc JPD của Nhật để điều trị cho cá Koi bị bệnh. Thống kế từ các số liệu cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh của cá lên đến 95%. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cá không qua khỏi vì tình trạng bệnh đã ở mức tệ nhất.
Cách phòng tránh cho cá Koi không bị nhiễm sán lá đơn chủ
Vào mùa xuân và mùa thu là lúc các chú cá Koi bị bệnh nhiễm sán nhiều nhất. Tuy vậy, vào những thời điểm khác cũng có, chỉ là mức độ không quá nghiêm trọng. Để hạn chế được tình trạng cá Koi bị nhiễm sán, Koi Service sẽ hướng dẫn bạn một số cách phòng tránh dưới đây:
- Gia chủ nên chọn mua cá Koi ở những đơn vị uy tín để tránh tình trạng cá Koi bị bệnh từ trước. Tiếp đến, hãy cách ly cá theo quy định trước khi thả chúng vào hồ cá đang nuôi. Cần thiết phải tắm muối, sát trùng thuốc tím hay dùng Formalin với nồng độ từ 100 – 200ppm để đảm bảo cá đã có sức khỏe tốt nhất.
- Khi nuôi dưỡng và chăm sóc, gia chủ có thể cung cấp cho cá thêm các loại thuốc sổ nội, ngoại ký sinh trùng để tăng sức đề kháng, giảm thiểu tình trạng cá Koi bị bệnh.
- Lưu ý rằng nên nuôi cá Koi với mật độ phù hợp, tránh tình trạng đông đúc gây stress làm cá dễ mắc bệnh.
- Cuối cùng, hãy cũng cấp cho cá Koi một môi trường sống lý tưởng với nguồn nước sạch, lượng khí oxy đầy đủ, nồng độ pH, NH3,…ở mức tốt nhất.
Kết luận
Cá Koi bị bệnh nhiễm sán là một tình trạng vô cùng nguy hiểm. Qua đó, để hạn chế điều này, gia chủ cần phải luôn theo dõi để kịp thời phát hiện và xử lý khi cá có dấu hiệu bệnh tật. Điều này sẽ giúp việc chữa trị trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều. Và nếu bạn đang gặp những khó khăn cần được tư vấn, hãy liên lạc với Koi Service để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và chính xác nhất nhé.