https://koiservice.danangcity.info/

Cá Koi bị bệnh gì mà hay bơi chúi đầu xuống hồ?

cá Koi bị bệnh

Trong suốt quá trình nuôi nấng và chăm sóc cá, có thể gia chủ sẽ nhận thấy tình trạng cá Koi hay bơi chúi đầu xuống hồ. Theo đó, bạn không nên quá chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của việc cá Koi bị bệnh tật. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng Koi Service tham khảo bài viết ở dưới đây nhé.

Cá Koi hay chúi đầu xuống hồ là hậu quả của căn bệnh gì?

Theo sự nghiên cứu của các chuyên gia, việc cá Koi hay bị chúi đầu xuống hồ phần lớn là do cá Koi bị bệnh về chức năng bong bóng. Bởi rằng bong bóng được biết đến như một bóng chứa khí của cá, giúp cá có thể nổi ở trên mặt nước và di chuyển, bơi lội nhanh chóng. Một khi chức năng bong bóng có vấn đề, hoặc là bị vỡ hoặc là bị chèn ép, cá sẽ ngay lập tức bơi lượn lảo đảo, khập khễnh hoặc là bơi chúi đầu xuống hồ.

Ngoài tình trạng bơi chúi xuống, việc cá Koi bị bệnh và bơi ngửa cũng là điều bạn sẽ thường gặp trong các tình huống này. 

Một số biểu hiện khi cá Koi bị bệnh bóng bóng dẫn đến việc bơi chúi đầu xuống:

  • Có thể cá sẽ luôn chìm ở dưới đáy bể, hoặc cũng có thể luôn nổi ở trên mặt nước với phần bụng ngửa lên trời.
  • Đầu cá chúi xuống thấp hơn phần đuôi của chúng khi mà chúng bơi lội.
  • Phần bụng dưới của cá bị sưng phồng lên.

Tại sao chức năng bong bóng của cá Koi lại có vấn đề?

Nguyên nhân được giải thích cho việc cá Koi bị bệnh về vấn đề bong bóng là do chúng đã được cho ăn thức ăn quá nhiều. Điều này dẫn đến hiện tượng cá Koi bị béo phì, phần nội tạng trong cá phì lên chèn ép túi bong bong khí.

Một nguyên nhân nữa cũng được liệt kê là do cá Koi đã đớp quá nhiều khí oxy khi ăn vào bụng. Do vậy, phần ruột của chúng đã bị phình to, ảnh hưởng đến túi khí. Một số nguyên nhân khác gia chủ có thể tham khảo là:

Phần bụng của cá bị phình to ảnh hưởng đến túi bong bóng
  • Gia chủ cho cá sử dụng thức ăn không đảm bảo chất lượng gây táo bón. Cá không đi ngoài được nên bị nặng bụng, phình bụng.
  • Lượng thức ăn mà cá sử dụng quá nhiều làm nội tạng của chúng bị phì đại, dư thừa mỡ và chèn ép túi khí.
  • Yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân ở trong trường hợp này.

Điều trị cho cá Koi bị bệnh rối loạn bong bóng dẫn đến bơi chúi đầu xuống

Đối với trường hợp do cá Koi ăn quá nhiều dẫn đến bị phình bụng hay táo bón, gia chủ có thể cho cá ngừng sử dụng thức ăn trong vòng 3 ngày. Trong khoảng thời gian đó, bạn hãy luôn theo dõi và quan sát tình hình của cá. Nếu cá Koi bị bệnh trở nên ổn hơn, gia chủ hãy bắt đầu cho cá từ từ sử dụng thức ăn trở lại. Nếu không thấy có dấu hiện suy giảm, bạn hãy thực hiện tiếp bước dưới đây.

Để duy trì nguồn thức ăn dinh dưỡng cho cá Koi bị bệnh, gia chủ có thể mua đậu về và ninh chín, cho cá sử dụng mỗi ngày một ít, bệnh tình sẽ thuyên giảm. Giải thích cho cách làm này là do trong đậu có chứa rất nhiều chất xơ, loại chất giúp điều trị tốt cho cá Koi bị bệnh táo bón.

Nên dùng tay cố định và cho cá ăn

 

Một lưu ý khi cho cá Koi bị bệnh sử dụng thức ăn là bạn nên cầm hạt đậu trên tay, luôn giữ sát mặt nước để cá có thể bơi lên ăn. Bởi vì những chú cá bơi chúi đầu xuống thì rất khó khăn trong việc bơi và khó có thể đớp thức ăn được.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin giải thích cho việc cá Koi bị chúi đầu trong hồ. Rất hy vọng với những chia sẻ ở trên, việc cá Koi bị bệnh không còn là vấn đề gây hoang mang và lo lắng lớn cho gia chủ. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, hãy nhanh chóng liên hệ với Koi Service để chúng tôi kịp thời hỗ trợ, bạn nhé.