Cá Koi bị bệnh thối vảy là một trong những nguyên nhân phổ biến cho tình trạng cá nhiễm bệnh và chết hàng loạt. Căn bệnh này thật sự nguy hiểm đến mức nào, nguyên nhân là gì và cách chữa trị ra sao? Mời bạn cùng Koi Service tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Những triệu chứng khi cá Koi bị bệnh thối vảy
Đây được coi là một loại bệnh nhiễm trùng vô cùng nghiêm trọng của cá Koi, chúng làm tổn thương đến thân thể và làm cá mất đi các mảng vảy trên thân. Một số biểu hiện khi mắc bệnh có thể kể đến là: cá bị lở loét da, vảy rụng hoặc bong tróc, màu sắc của da bắt đầu có sự thay đổi.
Ở giai đoạn đầu khi cá bị bệnh, trên lớp vảy cá sẽ xuất hiện các vết sẫm, bắt đầu từ đuôi rồi lan rộng đến các khu vực xung quanh. Sau đó, chúng lấn sâu vào da và thịt cá, lâu dần làm cá hoại tử nặng, nhiễm trùng và tử vong.
Một đặc điểm của căn bệnh này là khi cá bị bệnh ở giai đoạn đầu, những chấm màu đen xuất hiện khá nhỏ nên thường khó để phát hiện. Hơn nữa, đôi khi gia chủ còn nhầm lẫn chúng với màu sắc của cá Koi. Điều này vô tình làm cho bệnh tình cá trở nên nặng hơn vì không được điều trị nhanh chóng và kịp thời.
Tại sao cá Koi bị bệnh thối vảy?
- Lây từ những chú cá đã nhiễm bệnh từ trước: Theo đó, nếu bạn thả cá mới không rõ nguồn gốc xuất xứ hay không được cách ly đúng quy trình vào hồ cá đang nuôi, cá Koi ở trong hồ rất có thể bị nhiễm các loại bệnh từ nguồn cá mới này. Một trong số đó là bệnh thối vảy.
- Môi trường sống kém chất lượng: Nếu môi trường sống của cá không đảm bảo, nguồn nước ô nhiễm, thiếu hụt oxy, các nồng độ chất không ở mức lý tưởng có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi rút gây hại phát triển. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu tấn công và làm cho cá Koi bị bệnh.
- Cá bị thương: Cá bị trầy xước, có vết thương hở nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể bị vi khuẩn xâm nhập. Ở trường hợp này, khả năng bị bệnh thối vảy là rất cao.
- Nguồn thức ăn không chất lượng: Nếu cá không được cung cấp các loại thức ăn tốt, chúng sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Điều này làm cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của cá suy yếu. Do vậy, cá dễ dàng bị tấn công gây ra bệnh tật.
Cách điều trị cho cá Koi bị bệnh thối vảy
Đầu tiên, gia chủ hãy chú ý cách ly cá bệnh ra một nơi riêng để dễ dàng điều trị và hạn chế việc lây lan bệnh. Tiếp đến, thay nước từ 30 – 50% lượng nước trong hồ bằng nguồn nước sạch mới. Lưu ý hãy cắm sủi tạo oxy và cho vào hồ khoảng 30g muối, 10 giọt metylen xanh để sát khuẩn.
Cách điều trị:
- Sát khuẩn cho cá Koi bị bệnh để giảm các loại vi khuẩn, vi rút. Chú ý nên lấy nước từ bể cũ và thay từ từ để tránh làm cá Koi bị sốc khi ở môi trường mới.
- Đến ngày hôm sau, thay ⅓ lượng nước mà cá Koi bị bệnh đang ở.
- Sử dụng Malachite Green hoặc Formalin để điều trị cho cá.
- Điều trị liên tục cho đến khi cá khỏi bệnh. Điều này còn phụ thuộc vào liều lượng và mức độ cá bị thối vảy.
Nên phòng bệnh cho cá Koi bị bệnh thối vảy như thế nào?
- Mua cá Koi ở những đơn vị cung cấp uy tín, cá nhập khẩu trực tiếp từ các trang trại cá Koi ở Nhật Bản để chúng có sức khỏe tốt.
- Mua cá Koi khỏe, không có dấu hiệu dị tật, bệnh tật.
- Khi thả cá Koi mới vào hồ, phải chú ý cách ly để đảm bảo chúng sẽ không lây lan bệnh tật cho những chú cá khác trong hồ.
- Tạo một môi trường sống tốt cho cá với nguồn nước chất lượng, hệ thống lọc tân tiến, đảm bảo hiệu quả.
Kết luận
Là một căn bệnh đáng sợ, cá Koi bị bệnh thối vảy sẽ rất dễ tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Điều này đòi hỏi gia chủ phải luôn quan tâm, theo dõi và chăm sóc cá thường xuyên để nhanh chóng phát hiện ra bệnh tật khi cá có dấu hiệu mắc bệnh. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào, hãy liên hệ với Koi Service để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé.