https://koiservice.danangcity.info/

5 loại bệnh nấm cá Koi hay mắc phải nhất hiện nay

bệnh nấm cá Koi

Bệnh nấm cá Koi là một trong những vấn đề gây ảnh hướng rất lớn đến cá và tình trạng sức khỏe của chúng. Qua đó, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì cá rất có thể sẽ tử vong. Bài viết dưới đây Koi Service sẽ giới thiệu đến bạn những loại nấm mà cá Koi hay mắc phải nhất. Cùng tham khảo để biết thêm thông tin nhé.

1. Bệnh nấm mang

Biểu hiện của cá khi mắc bệnh nấm mang

Cá Koi bị bệnh nấm mang do vi khuẩn Branchiomyces sanguinis và Branchiomyces demigrans gây nên. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:

  • Hồ nuôi không đạt chuẩn chất lượng, nguồn nước ô nhiễm.
  • Hệ thống lọc không đạt theo các yêu cầu kỹ thuật.
  • Thức ăn dư thừa lắng đọng, điều này tạo ra nơi cư ngụ cho các loại vi khuẩn, vi rút gây hại phát triển.
Cá Koi bị bệnh nấm mang

Nấm mang là một loại bệnh nấm cá Koi rất nguy hiểm. Theo số liệu thống kê, những chú cá mắc phải bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao. Cách tốt nhất để hạn chế được đó là cách ly các bệnh ra một nơi khác, tiến hành diệt khử nấm. Điều này giúp bệnh không lây sang những chú cá khỏe mạnh khác trong hồ.

Nấm mang – Loại bệnh nấm cá Koi nguy hiểm nên điều trị như thế nào?

Những chú cá mắc bệnh nấm mang đa phần sẽ tử vong. Vậy nên, điều có thể làm duy nhất ở đây là bảo vệ được những chú cá khác trong hồ, tránh tình trạng bệnh lây lan khiến cá tử vong hàng loạt.

Qua đó, khi gia chủ phát hiện cá có biểu hiện bị bệnh, hãy nhanh chóng cách ly cá bệnh ra một nơi khác. Tiếp đến, thay dần nước mới cho hồ, tiến hành khử khuẩn bằng dung dịch Cloramin T để tiêu diệt nấm. 

2. Bệnh nấm đuôi

Nguyên nhân của loại bệnh nấm cá Koi nguy hiểm này là?

Hay còn gọi là bệnh thối đuôi, bệnh nấm đuôi sẽ làm cho những chú cá mắc phải bị thối rữa ở phần đuôi. Biểu hiện rõ nhất ở căn bệnh này là phần vây hay đuôi của cá sẽ bị nhớt và thối rữa. Hơn nữa sẽ hình thành các sọc trắng ở cạnh vây. Cá sẽ trở nên nhút nhát, hay cạ mình vào thành, màu sắc trên thân trở nên nhợt nhạt, di chuyển chậm chạp,…

Cá Koi bị bệnh nấm đuôi

Điều trị cho cá Koi bị bệnh nấm đuôi

Đây là loại bệnh nấm cá Koi mà khi mắc phải, cá hoàn toàn có khả năng tự phục hồi nếu sức đề kháng cơ thể của chúng mạnh mẽ. Ngược lại, đối với những chú cá yếu ớt, sức khỏe kém thì gia chủ hãy tiến hành sử dụng các loại thuốc trị nấm đặc trị dành cho cá, tình trạng sẽ đỡ hơn.

3. Bệnh nấm miệng

Tại sao cá Koi lại bị bệnh nấm miệng?

Loại bệnh nấm cá Koi này được xuất phát từ loại vi khuẩn có tên là Columnaris gây ra. Khi mắc phải, cá sẽ bị lở loét ở miệng. Tình trạng trở nặng chúng sẽ bị suy nhược cơ thể vì chán ăn, do đó di chuyển chậm chạp và kém linh hoạt.

Chữa trị cho cá Koi bị bệnh nấm miệng 

Cá Koi bị bệnh nấm miệng

Đối với loại bệnh nấm cá Koi này, bạn có thể áp dụng các bước dưới đây để chữa trị cho cá.

  • Khi phát hiện cá bị bệnh, thay dần từ 30 – 50% lượng nước trong bể bằng nguồn nước mới. Thay từ từ để cá có thể thích nghi và không bị sốc.
  • Tiếp đến, bổ sung vào hồ một lượng muối vừa phải.
  • Thêm vào hồ thuốc Medfinn.
  • Cuối cùng, bạn dụng thuốc Melachite Green để điều trị cho cá bị bệnh. Lưu ý rằng dòng thuốc này không sử dụng được cho cá con.

4. Bệnh nấm trắng

Cá koi bị bệnh nấm trắng là do đâu?

Hay còn gọi là bệnh nấm đốm trắng, bệnh nấm cá koi này được mệnh danh là loại bệnh nấm cá Koi dễ bị mắc phải nhất. Qua đó, gia chủ có thể nhìn thấy rõ biểu hiện khi mắc phải là trên thân hình cá xuất hiện những đốm trắng nhỏ li ti, hoặc chúng có thể tập trung nhiều ở phần lưng cá.

Cá Koi bị bệnh nấm trắng

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của bệnh nấm trắng là do một loại vi sinh vật có tên là Multifiliis Ichthyophthirius gây ra. Chúng sẽ bám vào thân cá để cư ngụ và gây bệnh cho cá. Vậy nên, khi cá mắc bệnh này thì nguồn nước trong hồ sẽ bị đục, thường sẽ xuất hiện những vẩy nấm trắng bám ở thành của hồ hay ở các thân cây thủy sinh trong hồ.

Điều trị cho cá Koi bị bệnh nấm trắng

Việc đầu tiên cần thực hiện cho loại bệnh nấm cá Koi này là thay từ từ nguồn nước trong hồ bằng nguồn nước sạch. Để tiêu diệt được nấm, nhiệt độ nước phải ở mức từ 30 – 32 độ C. Tiếp đến, gia chủ tiến hành tăng 0,5% lượng muối cho hồ cá định kỳ mỗi ngày một lần.

Trường hợp cá mắc nấm trắng quá nặng, bạn có thể dùng Emina để giúp phân hủy nhanh các chất dư thừa trong hồ. Kết hợp với dung dịch Malachite Green và Formalin để điều trị cho cá. Liều lượng sử dụng là hỗ hợp 1,5m/lít nước. Khoản từ 2 đến 3 ngày cá sẽ từ từ đỡ bệnh.

5. Bệnh nấm sợi bông

Nguyên nhân và biểu hiện của cá

Có tên khoa học là Saprolegnia, khi cá mắc bệnh nấm cá Koi này trên cơ thể sẽ xuất hiện những mảng bông màu xám hoặc màu trắng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến giá trị vẻ đẹp, thẩm mỹ của cá.

Cá Koi dễ mắc loại nấm này nhất trong trường hợp nồng độ pH trong hồ quá rộng và nồng độ muối quá cao.

Cá Koi bị bệnh nấm sợi bông

Điều trị cho cá Koi bị nấm sợi bông

Đối với loại bệnh nấm cá Koi này, gia chủ có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị, chuyên dụng cho cá. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo thêm cách điều trị dưới đây:

  • Khi phát hiện cá mắc bệnh, hãy ngay lập tức tách những chú cá bệnh ra khỏi hồ để tránh lây lan.
  • Tiếp đến, trong vòng 15 đến 30 ngày sử dụng muối với nồng độ từ 2 đến 3% để tắm cho cá. Làm liên tục cho đến khi cá đỡ bệnh.
  • Gia chủ có thể kết hợp sử dụng thêm Chlorine hòa với nước sạch và phun trực tiếp xuống hồ để khử khuẩn.

Kết luận

Trên đây là 5 loại bệnh nấm cá Koi phổ biến mà cá Koi thường mắc phải. Theo đó, đối với mỗi loại bệnh đều sẽ có những nguyên nhân, biểu hiện và cách giải quyết khác nhau. Điều này đòi hỏi gia chủ phải luôn theo dõi và quan sát cá để xử lý kịp thời những tình huống xảy ra. Liên hệ với Koi Service nếu bạn cần bất kỳ sự hỗ trợ nào nhé.