Cá Koi bị bệnh nhiễm phải trùng quả dưa cũng không còn quá xa lạ đối với nhiều gia chủ nuôi cá Koi. Theo đó, nếu gặp phải tình trạng này cách xử lý và điều trị cũng rất dễ để đối phó. Bài viết dưới đây Koi Service sẽ mách cho bạn phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất cho căn bệnh này nhé.
Một số thông tin về bệnh trùng quả dưa
Là căn bệnh do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Ichthyophthirius multifiliis gây nên, trùng quả dưa được tìm thấy rất nhiều ở cá Koi vào các thời điểm nhiệt độ hạ xuống thấp hoặc mùa đông xuân.
Theo đó, quá trình phát triển của loài ký sinh này được mô tả rằng những trùng quả dưa chưa trưởng thành sẽ trú ẩn trong da có Koi để ăn và phát triển, đạt đến kich thước hơn 1mm. Khi hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, chúng sẽ tự giải phóng các protein làm cho cá Koi bị bệnh và rối loạn da. Lúc này, trùng quả dưa bắt đầu thoát ra ngoài.
Sinh sản bằng cách phân chia ở u nang, vậy nên trong nang có rất nhiều trùng quả dưa con được tạo ra. Những con trùng quả dưa bắt đầu rời khỏi u nang để tìm vật chủ mới bám vào. Trong vòng 48 giờ nếu không tìm thấy, chúng sẽ chết. Trường hợp tìm thấy vật chủ mới, chúng sẽ tiếp tục gây nhiễm trùng và phá vỡ lớp da của cá Koi làm cho cá Koi bị bệnh.
Các biểu hiện của cá Koi bị bệnh nhiễm trùng quả dưa
Có thể ở giai đoạn đầu, gia chủ sẽ rất khó để nhận thấy sự thay đổi hay các hành vi khác thường của những chú cá Koi bị bệnh. Tuy vậy qua một thời gian, bạn sẽ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu dưới đây:
- Cá Koi bị bệnh nhiễm trùng quả dưa bị đỏ mình, di chuyển chậm chạp lờ đờ. Hơn nữa, chúng thường xuyên cọ xát vào thành hồ. Vây cá Koi bị kẹp lại và khép chặt, gây khó khăn trong quá trình di chuyển.
- Đến giai đoạn tiếp theo, trên thân hình cá Koi bị bệnh bắt đầu xuất hiện những đốm trắng, tăng dần rất nhanh theo thời gian. Lúc này cá Koi đã bắt đầu bơi lờ đờ và lơ lửng trong nước. Hơn nữa sẽ tập trung nhiều ở khu vực có nhiều khí oxy để hô hấp.
- Ở giai đoạn nghiêm trọng, thân hình cá Koi bị bệnh bắt đầu tiết ra một lớp chất nhờn để giảm kích ứng cho cơ thể. Nhìn vào cá, bạn sẽ nhận thấy chúng có một màu hơi ngả trắng bởi vì có các đốm trắng xuất hiện trên thân hình.
- Cũng ở giai đoạn cuối này, trùng quả dưa sẽ có xu hướng rời khỏi cá Koi để tiếp tục hành trình sinh sản. Lúc này, những vết thưởng hở do chúng tạo ra sẽ là cơ hội để các loại vi khuẩn, vi rút có hại trong hồ tấn công cá Koi. Mục tiêu cuối là làm cho cá Koi bị bệnh nhiễm trùng thứ cấp. Và nếu không được chữa trị kịp thời, cá Koi sẽ rất dễ bị tử vong.
Làm thế nào để điều trị cho cá Koi bị bệnh nhiễm trùng quả dưa?
Giai đoạn điều trị tốt nhất cho cá Koi bị bệnh trùng quả dưa được Koi Service khuyến khích là vào lúc chúng đang rời vật chủ, bơi tự do. Theo đó, có rất nhiều loại thuốc đặc trị có thể chữa trị hiệu quả căn bệnh này. Một trong số đó là thuốc xanh Malachite kết hợp với Formol sẽ mang lại kết quả rất tốt.
Ngoài ra, khi cá Koi bị bệnh được chữa trị mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên sử dụng thuốc diệt nấm, diệt khuẩn hay keo ong để điều trị cho cá. Hơn nữa, cần phải sớm liên hệ với các chuyên gia để tìm kiếm sự giúp đỡ. Hạn chế tối đa tình trạng cá tử vong.
Cách phòng ngừa để cá Koi không bị nhiễm trùng quả dưa
- Gia chủ phải duy trì nhiệt độ nước trong hồ luôn ở mức ổn định. Bởi theo nghiên cứu, sự thay đổi nhiệt độ của nước thường xuyên có khả năng cao kích hoạt được trùng quả dưa.
- Cân nhắc lắp đặt thêm hệ thống sưởi ấm cho hồ cá vào mùa đông, trồng thêm cây xanh để có bóng râm che mát cho cá vào mùa hạ.
- Khử trùng toàn bộ các thức ăn tươi sống trước khi cho cá Koi sử dụng.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề cá Koi bị bệnh nhiễm trùng quả dưa. Tuy rằng là căn bệnh dễ chữa trị, nhưng gia chủ cũng nên theo dõi cá thường xuyên để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra, tránh tình trạng bệnh trở nặng không kịp cứu chữa. Và nếu bạn có thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với Koi Service để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.