Cá Koi bị bệnh tróc vảy chảy máu là một tình trạng không hiếm gặp đối với các gia chủ khi nuôi cá Koi. Chúng có thể bị thương do va đập, di chuyển hay trong quá trình vận chuyển không đảm bảo đúng quy cách. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp không có tác động bên ngoài mà cá vẫn gặp tình trạng này. Vậy nguyên nhân là gì, cách điều trị ra sao, mời bạn cùng Koi Service tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân nào làm cá Koi bị bệnh tróc vảy chảy máu?
Cá Koi bị bệnh tróc vảy chảy máu có thể là do các tác nhân bên ngoài môi trường hoặc bên trong cơ thể chúng gây ra. Qua đó, gia chủ cần phát hiện kịp thời để xử lý cho cá.
Nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân bên ngoài đến từ việc môi trường sống của cá không chất lượng. Nguồn nước trong hồ có thể bị ô nhiễm, hệ thống lọc không hoạt động hiệu quả. Tất cả điều này có thể tạo ra các vi khuẩn gây hại, chúng bắt đầu tấn công và xâm nhập vào cơ thể làm cá mắc bệnh.
Ngoài ra, cá Koi bị bệnh tróc vảy chảy máu có thể là do lây bệnh từ những chú cá đã bị nhiễm bệnh mà gia chủ mới thả vào hồ. Điều này liên quan đến việc nguồn gốc, xuất xứ cũng như sức khỏe của cá không được đảm bảo khi mua.
Việc mật độ cá trong hồ quá dày cũng có thể làm cá va chạm khi di chuyển. Hoặc là tranh giành thức ăn, đánh nhau cũng làm cá bị trầy da tróc vảy.
Nguyên nhân bên trong
Theo nghiên cứu, cá Koi bị bệnh tróc vảy, chảy máu nhiều nhất là do bị nhiễm vi khuẩn Epistylis vảy trắng. Ở giai đoạn đầu khi mắc bệnh, cá sẽ ít có biểu hiện về bên ngoài. Tuy vậy, ở giai đoạn tiếp theo cá sẽ suy giảm về sức khỏe, di chuyển chậm chạp. Chúng bắt đầu kiệt sức và có dấu hiệu chán ăn, bỏ ăn.
Một thời gian sau đó, trên thân cá bắt đầu xuất hiện các đốm trắng có kích thước từ 0,2 – 0,5mm. Các đốm trắng này lây lan cực nhanh và làm cá Koi bị bệnh tróc vảy, đỏ da. Nếu không kịp chữa trị, cá sẽ bị hoại tử và tử vong.
Làm thế nào để chữa trị cho cá Koi bị bệnh tróc vảy chảy máu?
- Gia chủ tiến hành tách riêng cá bệnh ra một nơi khác để dễ chữa trị và đảm bảo an toàn cho những chú cá còn lại trong hồ.
- Tiếp đến, pha nước muối với nồng độ 100g/4,5 lít nước, cho cá tắm trong khoảng 10 phút. Thực hiện liên tục trong 3 ngày cá sẽ có dấu hiện đỡ đỏ mình.
- Sử dụng keo con ong bôi trực tiếp lên vùng da bị nhiễm đỏ của cá. Chú ý thường xuyên thay nước sạch mới để đảm bảo vệ sinh an toàn cho cá.
Cách phòng tránh cho cá Koi bị bệnh tróc vảy chảy máu
- Thường xuyên thay nước từ 20 – 30% nước trong bể vào mùa xuân hay hạ vì đây là khoảng thời gian các loại nấm phát triển và sinh sôi mạnh mẽ nhất.
- Thêm lượng muối vừa đủ vào hồ cá để sát khuẩn và tăng sức để kháng cho cá.
- Trồng thêm các loại cây để che mát cho cá.
- Vệ sinh hồ cá định kỳ thường xuyên.
- Nhiệt độ hồ được khuyến khích luôn ở 30 độ C để giúp cá sinh trưởng phát và triển tốt. Ngoài ra còn có thể tiêu diệt các mầm bệnh độc hại.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề cá Koi bị bệnh tróc vảy và chảy máu. Koi Service hy vọng với những chia sẻ ở trên, gia chủ đã có cho mình những cách phòng tránh và điều trị hay nhất, áp dụng để xử lý và chăm sóc cho đàn cá nhà mình khi có bệnh tật xảy ra. Liên hệ với Koi Service nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhé.