https://koiservice.danangcity.info/

Cá Koi bị bệnh tuột nhớt có đáng lo ngại không? | Koi Service

cá Koi bị bệnh

Cá Koi bị bệnh tuột nhớt được xem là một trong những biểu hiện ban đầu của đa phần các loại bệnh. Bởi một khi mắc phải, chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập và làm hại cá. Cùng Koi Service tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa loại bệnh này, các bạn nhé.

Nguyên nhân nào làm cá Koi bị bệnh tuột nhớt?

Nếu bạn chưa biết, đa phần các dòng cá Koi đều tiết ra một lớp nhớt nhầy, được xem như lớp màng bảo vệ cá khỏi sự xâm hại của các vi khuẩn, vi rút gây hại. Cá Koi tiết càng nhiều nhớt thì chúng sẽ càng khỏe mạnh. Vậy nên, một khi bị tuột nhớt, chúng sẽ ngay lập tức mắc các loại bệnh khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sự sống của cá.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá Koi bị bệnh tuột nhớt có thể kể đến là:

  • Do quá trình vận chuyển: Việc vận chuyển cá đường dài mà không đảm bảo đúng cách có thể làm cho cá bị khó chịu, dẫn đến căng thẳng và ngay lập tức tuột nhớt.
Môi trường sống không đảm bảo cũng có thể làm cá bị tuột nhớt
  • Do môi trường sống không đảm bảo vệ sinh: Đây cũng là nguyên nhân làm cá Koi bị bệnh tuột nhớt. Việc nguồn nước trong hồ bị ô nhiễm sẽ tạo ra nhiều độc tố, vi khuẩn tấn công cá và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.
  • Do thay đổi môi trường sống một cách đột ngột: Việc thả cá mua từ trại ngay vào hồ cá nhà bạn có thể làm cá bị sốc nhiệt, sốc môi trường. Điều này làm cho cá bị ngợp dẫn đến tuột nhớt.
  • Do mật độ cá trong hồ dày: Việc mật độ cá quá dày sẽ làm cho cá Koi cực kỳ khó chịu vì không được sống trong môi trường lý tưởng. Lâu dần sẽ làm cho cá bị stress nặng và tuột nhớt.

Những biểu hiện cho thấy cá Koi bị bệnh tuột nhớt

Cá Koi nhảy nước là một biểu hiện của bệnh tuột nhớt

Theo các chuyên gia, biểu hiện đầu tiên khi cá Koi bị bệnh tuột nhớt là chúng lượn mình trong nước và nhảy nước. Tuy vậy, để chắc chắn rằng cá đã bị nhiễm bệnh, bạn hãy ghi nhớ thêm các biểu hiện cụ thể dưới đây:

  • Cá có dấu hiệu bơi lờ đờ, di chuyển chậm chạp và không còn linh hoạt như trước nữa.
  • Xuất hiện các đường gân máu màu đỏ trên thân cá.
  • Sờ vào da cá thấy khô, không còn lớp nhớt trơn như bình thường.
  • Hồ nuôi cá có mùi tanh, hôi thối.
  • Nhiều bọt khí nổi trong hồ và rất lâu tan.
  • Cá bị bệnh lồi mắt có dấu hiệu chán ăn, ăn chậm hoặc là chúng bỏ ăn.

Cách phòng ngừa cá Koi bị bệnh tuột nhớt

Tìm mua cá ở những đơn vị uy tín để đảm bảo không mắc bệnh
  • Cá Koi bị bệnh tuột nhớt có thể là nhiễm từ trại bán. Vậy nên khi mua cá Koi hãy chú ý chọn lựa những đơn vị cung cấp cá uy tín để mua được những chú cá chất lượng.
  • Ngay từ ban đầu, gia chủ nên xây dựng hệ thống hồ Koi đúng kỹ thuật, có bộ lọc hồ tốt. Điều này sẽ tạo cho cá một môi trường sống tốt, hạn chế bị vi khuẩn tấn công có thể giúp phòng ngừa bệnh tuột nhớt.
  • Cần dọn vệ sinh hồ cá định kỳ để loại bỏ hết các vi rút, vi sinh vật đang cư ngụ trong hồ. Qua đó sẽ góp phần ngăn chặn chúng tấn công cá, giảm thiểu bệnh tật.
  • Bổ sung các men vi sinh, vitamin thường xuyên để cá có sức đề kháng tốt, khó bị lây nhiễm hay mắc bệnh.
  • Chú ý cung cấp nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về việc cá Koi bị bệnh tuột nhớt. Koi Service hy vọng với những điều được chia sẻ ở trên, gia chủ sẽ có thêm nhiều kiến thức về loại bệnh này. Qua đó áp dụng để nuôi dưỡng, phát hiện và điều trị bệnh cho cá một cách kịp thời và tốt nhất.