https://koiservice.danangcity.info/

TOP 8 cách phòng tránh Koi bị sốc nước hiệu quả nhất

Koi

Như các bạn cũng đã biết, cá Koi bị sốc nước là một vấn đề muôn thuở gây đau đầu cho các gia chủ. Hiện tượng này xảy ra rất thường xuyên và hậu quả mà nó mang lại cũng rất lớn. Chính vì lý do đó, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 10 cách để phòng tránh tình trạng này, cùng tham khảo để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

1. Tiến hành thay đổi nước một cách dần dần, không quá đột ngột

Con người chúng ta rất dễ đau ốm nếu thời tiết hay không gian xung quanh môi trường sống thay đổi thất thường, cá Koi cũng tương tự như vậy. Nếu gia chủ thay đổi nguồn nước trong hồ một cách quá đột ngột, nhanh chóng sẽ rất dễ làm cho Koi bị sốc. Qua đó, để có thể giảm thiểu điều này, hãy nên thay nước dần dần, tối thiểu nhất là từ 2 – 3 ngày để cá kịp thích ứng.

2. Các yếu tố của nguồn nước đảm bảo chất lượng

Gia chủ cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, đo kỹ các thông số như nồng độ pH, Nh2, Clo,…trong nước để đảm bảo đạt môi trường lý tưởng nhất cho cá sinh trưởng và phát triển.

3. Vệ sinh hồ Koi định kỳ thường xuyên

Nếu không vệ sinh hồ thường xuyên, chất lượng nước sẽ suy giảm đáng kể, các loài rong, rêu xanh có hại cũng rất nhanh chóng phát triển và bành trướng. Điều này vô cùng có hại cho Koi, vậy nên bạn cần lên lịch dọn dẹp hồ, lọc nguồn nước thường xuyên.

4. Sử dụng các chất phụ gia để tăng cường hệ miễn dịch cho cá

Gia chủ có thể nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ cá Koi để nhờ họ hỗ trợ về các loại phụ gia giúp tăng cường miễn dịch cho cá. Các chất này sẽ làm cho cá tăng sức đề kháng, trở nên khỏe mạnh hơn và giảm thiểu nguy cơ bị sốc nước hay mắc bệnh.

Lưu ý: Vì các chất phụ gia ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cũng như đến cá nên cần phải sử dụng đúng liều lượng. Bạn không nên sử dụng tràn lan tránh tình trạng bị phản tác dụng.

5. Nuôi và chăm sóc Koi đạt chuẩn, đúng cách

Gia chủ phải thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của cá. Theo đó nếu phát hiện dấu hiệu có thể nhanh chóng xử lý, giảm thiểu các hậu quả đáng tiếc. Ngoài ra cần cung cấp các loại thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của cá, không nuôi cá với mật độ hồ dày đặc.

6. Sử dụng hệ thống lọc và máy cung cấp oxy cho Koi

Gia chủ có thể cân nhắc xây dựng hệ thống lọc nước để đảm bảo nguồn nước trong hồ luôn ở tình trạng sạch, đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa hệ thống lọc có thể loại bỏ các loại vi sinh gây hại và giữ lại các vi sinh vật có lợi cho Koi.

Ngoài ra, cần lắp đặt thêm hệ thống cung cấp oxy, máy sủi oxy hay thác nước tạo oxy để trong hồ cá luôn chứa một lượng oxy dồi dào. Điều này sẽ giảm được việc Koi không đủ oxy để thở, qua đó hạn chế tình trạng bị sốc nước.

Máy sủi oxy cung cấp thêm nguồn oxy dồi dào cho Koi

7. Tiến hành chỉnh nhiệt độ nước trong hồ khi thay đổi mùa

Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ nước trong hồ dần dần trước khi mùa thay đổi để phù hợp với mức chịu đựng của Koi. Điều này giúp chúng dần thích nghi với môi trường sống mới mà không phải chịu những cú sốc nhiệt đáng tiếc nào.

8. Cách ly đối với những chú Koi đã bị nhiễm bệnh

Nếu trong hồ có Koi nhiễm bệnh, hãy nhanh chóng cách ly chúng với những con cá còn lại trong hồ để tiến hành chữa trị. Việc làm này hạn chế được tình trạng lây lan bệnh, làm giảm sức khỏe và sức đề kháng của cá. Do đó việc sốc nước cũng được giảm thiểu ở mức tối đa.

Kết luận

Tổng kết lại, việc phòng tránh cá Koi bị sốc nước có rất nhiều phương pháp khác nhau. Tuy vậy, chỉ cần gia chủ đảm bảo nuôi cá theo chuẩn quy trình, đạt các chất lượng về hồ, về môi trường sinh sống hay là về thức ăn thì sẽ giảm thiểu được tình trạng này. Hãy liên lạc với Koi Service nếu bạn gặp bất cứ khó khăn gì cần được hỗ trợ nhé.