https://koiservice.danangcity.info/

Cá Koi bị bệnh ngứa mình – Dấu hiệu nhận biết là gì?

cá Koi bị bệnh

Trong một vài giai đoạn, gia chủ sẽ thấy cá Koi liên tục cọ mình vào thành của hồ cá, gây trầy xước và lở loét trên da. Lúc này là dấu hiệu của cá Koi bị bệnh ngứa mình. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cho cá vô cùng khó chịu. Cùng Koi Service tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về loại bệnh này nhé.

Các biểu hiện của cá Koi bị bệnh ngứa mình

Khác với các căn bệnh khác, bạn có thể dễ dàng quan sát và nhận ra khi cá Koi bị bệnh ngứa mình. Một số biểu hiện có thể kể đến như:

  • Chúng bơi cực kỳ nhanh, uốn lượn quắn quéo, đôi lúc lặn sâu xuống dưới đáy hồ và chà sát ở đáy.
  • Liên tục cọ mình vào thành hồ hoặc bất kỳ điểm tựa nào trên đường đi gây trầy xước, chảy máu da.
  • Thường xuyên nổi lên trên mặt nước vì lúc này quá trình hô hấp diễn ra rất kém.
Cá Koi bị bệnh ngứa mình có dấu hiệu chảy máu ở da

Các nguyên nhân làm cá Koi bị bệnh ngứa mình

Do cá Koi bị rận

Hình ảnh minh họa cá Koi bị rận

Lúc này, trên thân cá Koi đã bị ký sinh trùng đeo bám, chúng tấn công và làm thủng da cá. Tiếp đến sẽ bắt đầu hút máu và các chất dinh dưỡng làm cá Koi bị ngứa, suy nhược cơ thể. Khi bị rận đeo bám, cá Koi rất dễ bị các vi khuẩn hay vi rút có hại tấn công. Điều này sẽ làm cho da cá bị lở loét, viêm nhiễm nặng. Đây là lý do mà cá Koi bị bệnh ngứa mình hay cạ vào thành hồ để đỡ ngứa.

Do cá Koi bị sán

Các loại sán tấn công vào mang hay da của cá Koi, đẻ trứng và đeo bám trong đó có thể là nguyên nhân làm cá Koi bị ngứa mình. Không những ảnh hưởng đến vùng da, chúng còn làm cho cá bị hô hấp kém.

Hình ảnh minh họa cá Koi bị sán

Cá Koi nhiễm sán có thể là do môi trường sống không đảm bảo chất lượng như nồng độ pH thấp, nguồn nước ô nhiễm, thiếu hụt oxy,…Các yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho sán phát triển, bám vào cá và ăn dần lớp biểu bì của mang khiến cá Koi bị ngứa và khó chịu.

Một lưu ý rằng rận và sán khi tấn công cá Koi ngoài làm cho cá Koi bị ngứa thì có thể làm cơ thể chúng suy yếu, mất sức đề kháng. Vậy nên cá sẽ rất dễ mắc các loại bệnh khác nghiêm trọng hơn.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng cá Koi bị bệnh ngứa mình

  • Đảm bảo cho cá một môi trường sống lý tưởng với chất lượng nước tốt, hệ thống lọc đảm bảo đúng kỹ thuật.
  • Có thể thêm các loại vi khuẩn tự nhiên không gây hại vào hồ, chúng sẽ giúp loại bỏ các chất thải hữu cơ và góp phần làm sạch nguồn nước.
  • Khi mua cá Koi mới, phải kiểm tra chất lượng xuất xứ thật kỹ và tiến hành cách ly trước khi thả chúng vào hồ cá đang nuôi. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho các chú cá khác trong hồ.
  • Nguồn nước trong hồ phải luôn ở nhiệt độ phù hợp cho cá Koi sinh trưởng và phát triển.
  • Gia chủ có thể cho muối vào hồ để tăng lượng điện phân. Lưu ý không nên sử dụng quá nhiều.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng cá Koi bị bệnh ngứa mình. Koi Service hy vọng các gia chủ sẽ có cho mình được những kiến thức cần thiết, áp dụng để kịp thời xử lý cho đàn cá nhà mình khi có dấu hiệu bệnh diễn ra. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào đang cần được giải đáp nhé.