https://koiservice.danangcity.info/

TOP 7 loại bệnh thường thấy ở cá Koi và cách chữa trị

Koi

Như bạn đã biết, Koi là một trong những loài có có thể thích nghi được với rất nhiều điều kiện thời tiết. Tuy vậy, nếu không được chăm sóc kỹ, chúng cũng sẽ dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho gia 

chủ những loại bệnh thường thấy và hướng dẫn bạn cách chữa trị hiệu quả.

1. Trùng mỏ neo

Đây là chứng bệnh mà chúng ta sẽ thường gặp nhất ở Koi. Nguyên nhân là do có một loại ký sinh trùng giáp xác gây ra. Qua đó, chúng sẽ bám rất chặt vào thân, đuôi của cá. Bằng mắt thường chúng ta cũng có thể nhận thấy loại ký sinh này.

Trùng mỏ neo khi còn nhỏ sẽ ký sinh trong mang cá. Ở giai đoạn trưởng thành, con đực và con cái sẽ tiến hành giao phối. Con đực sẽ rời khỏi mang cá và sống tự do trong nước vài ngày rồi chết. Riêng trùng mỏ neo cái sẽ tiếp tục thụ tinh và kí sinh trên thân hình của cá. Điều này sẽ làm cho thân cá có những vết thương và rỉ máu.

Dấu hiệu của bệnh trùng mỏ neo

Đặc điểm nhận dạng của loại bệnh này là Koi sẽ rất lười ăn, có cảm giác ngứa ngáy khó chịu và bơi lượn không còn nhanh nhẹn.

Cách điều trị

Sử dụng thuốc Dimilin (gia chủ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc)

Liều lượng thuốc sử dụng: 1gr/m3

Cách dùng:

  • Ngày 1: Đánh liều thuốc 1 (phụ thuộc vào thể tích hồ Koi)
  • Ngày 2: Nghỉ
  • Ngày 3: Đánh liều thuốc 2 (có liều lượng như liều thuốc 1), thay 20% nước
  • Ngày 4, 5, 6: Nghỉ
  • Ngày 7: Đánh liều thuốc thứ 3, tiếp tục thay 20% nước
  • Ngày 8: Nghỉ
  • Ngày 9: Đánh liều thuốc thứ 4, thay 20% nước
  • Ngày 10, 11: Nghỉ
  • Ngày 12, 13, 14: Thay nước đều đặn 20% mỗi ngày

Liều thuốc 1, 2 thường sẽ tiêu diệt được trùng mỏ neo ký sinh bên ngoài thân hình của cá. Liều thuốc 3, 4 sẽ dùng để diệt tận gốc trùng mỏ neo.

2. Bệnh rận cá

Loại bệnh này thường sẽ làm cho Koi cực kỳ ngứa ngày và khó chịu, chúng sẽ bơi nhảy rất lung tung và lộn xộn. Bởi rằng rận cá sẽ ký sinh trên da, vây, thân và mang của cá. Chúng sẽ tiến hành hút máu và tiết ra chất độc làm cá bị sưng đỏ, tổn thương. Điều này tạo cơ hội để các loại vi khuẩn, nấm ký sinh độc hại xâm nhập gây bệnh.

Cách điều trị

Gia chủ sử dụng nhíp y tế để gắp rận ra khỏi người của Koi. Sau đó, sẽ tiến hành sử dụng các dung dịch diệt khuẩn như: thuốc tím, povidine, betadine, iodine,…và thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Sử dụng liên tục từ 5 đến 7 ngày sẽ cho kết quả cải thiện rõ rệt.

3. Bệnh đốm đỏ

Khi mắc bệnh này, toàn thân của cá sẽ xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ, vẩy sẽ rụng thành từng mảng. Nguy hiểm hơn nữa là cá sẽ bỏ ăn và bơi lờ đờ trên mặt nước. Bệnh chuyển nặng thì các gốc vảy hay vây của cá sẽ bị rách và cụt dần. Cùng vùng da bị tổn thương nghiêm trọng, lở loét, sưng mủ, mang cá trở nên tái nhợt và hai mắt cá lồi xuất huyết.

Cách điều trị

  • Đối với cá nuôi ở ao: thay nước mới cho ao, rải vôi để diệt khuẩn và nâng độ pH của hồ lên (vì loại vi khuẩn này không phát triển ở môi trường kiềm).
  • Đối với cá nuôi ở hồ: gia chủ áp dụng phương pháp đánh muối với tetracyclin, sử dụng liên trục trong 3 ngày sẽ mang lại kết quả tốt.

4. Bệnh thối đuôi

Hậu quả khi mắc loại bệnh này là phần vây đuôi của cá sẽ sưng viêm, bong tróc và cuối cùng là phần cơ thịt bị hoại tử, thối rữa. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh này là nhiễm khuẩn do: chất thải của cá tích tụ lâu ngày mà không được xử lý sạch sẽ, hay mật độ Koi quá dày so với thể tích hồ và máy lọc nước không đảm bảo chất lượng.

Cách điều trị

Sử dụng Malachite 1% và bôi liên tục lên những nơi cá bị tổn thương. Bôi liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày một lần.

5. Bệnh sán da, sán mang

Khi bị chứng bệnh này, cá sẽ không bơi thẳng được mà lạng lách, thường cựa quậy thân vào đáy hoặc thành hồ vì ngứa ngáy. Các loại sán này còn gây ra ghẻ lở, thủng mang. Điều tồi tệ nhất nếu không được chữa trị kịp thời là cá sẽ tử vong.

Cách điều trị

Ngâm thuốc Praziquantel liều lượng 2g/1m3, dùng 2 liều thuốc cách nhau 2 ngày. Lưu ý rằng phải thay nước 20% trước khi sử dụng thuốc.

6. Bệnh xù vảy

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là thân cá sưng tấy, mặt bì lồi và vảy cá nâng lên bất thường. Các nguyên nhân có thể kể đến như Koi bị nhiễm vi khuẩn bên trong hay có khối u trong cá phát triển làm sưng vẩy. Loại bệnh này thường sẽ bị cả đàn vào một lúc.

Cách chữa trị

Hòa tan 5 – 6Kg muối hòa vào 1m3 nước và cho cá vào tắm khoảng 5 phút. Thực hiện liên tục cách làm này từ 3 đến 5 ngày.

7. Bệnh lở loét

Koi rất hiếu động, vì vậy chúng sẽ rất hay có những vết thương do va chạm. Lúc này nếu không được xử lý kỹ cá sẽ bị nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm trùng và nhanh chóng xuất hiện các vết lở loét trên da.

Cách điều trị

Sử dụng thuốc gây mê và tiến hành bôi tetra lên các vết loét để sát trùng cho cá.

Kết luận

Trên đây là một số loại bệnh mà Koi thường mắc phải. Qua đó, gia chủ cần luôn theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cá để kịp thời xử lý những vấn đề xấu xảy ra. Liên lạc với Koi Service nếu bạn cần bất kỳ sự tư vấn hay hỗ trợ nào nhé.